Chùa Hà ở đâu? Khám phá ngôi chùa cầu duyên linh thiêng

Một trong những ngôi chùa thu hút các nam thanh nữ tú tìm đến nhất chính là ngôi chùa Hà. Rất nhiều bạn trẻ tìm đến chùa Hà với mục đích cầu Phật Thánh ban cho tình duyên thắm đỏ. Vậy bạn đã biết chùa Hà ở đâu chưa? Nếu chưa thì hãy cùng chúng tôi tìm đến ngôi chùa này và khám phá những điều thú vị ở đây nhé!

1. Chùa Hà ở đâu?

Chùa Hà là một ngôi chùa cổ, được xây dựng bởi tiền công đức từ thời vua Lý Nhân Tông (1054 – 1072). Chùa có tên tự là Thánh Đức Tự. Chùa Hà cùng với Đình Bối Hà kết lại tạo thành một cụm di tích có tên gọi là Đình – chùa Hà. Nơi đây nổi tiếng linh ứng khi cầu xin tình duyên.

chua-ha-o-dau

Chùa Hà hiện nằm tại một con phố nhỏ tại đường Cầu Giấy, Hà Nội có tên là phố chùa Hà. Trước đây mảnh đất này thuộc làng Dịch Vọng hay còn gọi là làng Vòng.

Để đi tới chùa Hà có rất nhiều tuyến xe bus như:

  • Tuyến 07: Cầu Giấy – Nội Bài
  • Tuyến 16: Bến xe Giáp Bát – Bến xe Mỹ Đình
  • Tuyến 20B: Cầu Giấy – Tam Hiệp
  • Tuyến 20C: Cầu Giấy – Võng Xuyên
  • Tuyến 26: Mai Động – SVĐ Mỹ Đình
  • Tuyến 27: Bến xe Yên Nghĩa – Nam Thăng Long
  • Tuyến 28: Bến xe Giáp Bát – Đông Ngạc
  • Tuyến 32: Bến xe Giáp Bát – Nhổn
  • Tuyến 34: Bến xe Mỹ ĐÌnh – Bến xe Gia Lâm
  • Tuyến 35: Trần Khánh Dư – Mê Linh
  • Tuyến 49: Trần Khánh Dư – KĐT Mỹ Đình II
  Những ngôi chùa ở Quảng Ninh đẹp và linh thiêng nhất định phải đi

Còn nếu bạn ở quá xa Hà Nội bạn có thể đi bằng máy bay để tiết kiệm thời gian, tất nhiên là chi phí cũng khá là cao. Tuy nhiên bạn có thể xem cách cách săn vé máy bay giá rẻ ngay tại https://www.chonluachuan.com/ nhé.

2. Chùa Hà thờ ai?

Chùa Hà Hà Nội được chia thành từng khu riêng biệt và có các ban thờ Phật, thờ Thánh Mẫu riêng. Hiện nay chùa Hà đang thờ rất nhiều vị thần phật như Đức Ông, Đức Thánh Hiền cùng các vị Phật và tam tòa Thánh Mẫu. Người ta tin rằng các vị thần này sẽ mang đến bình an, thuận lợi và tình duyên trọn vẹn nếu thành tâm khấn bái.

Sau khi dâng hương và tham quan xong chùa Hà các bạn có thể bước sang Đình Bối Hà ngay bên cạnh. Trong đình có một ban thờ Thành Hoàng làng Triệu Chí Thành. Ông trước đây là một vị tướng đã có công lớn trong việc đánh đuổi giặc Lương ra khỏi nước ta dưới thời Triệu Việt Vương ( năm 550 thế kỷ VI).

3. Cầu duyên tại chùa Hà có thiêng không?

Cầu duyên tại chùa Hà Cầu Giấy có linh thiêng không là câu hỏi mà rất nhiều du khách, đặc biệt là những bạn trẻ quan tâm. Cũng chẳng phải tự nhiên mà chùa Hà lại được mọi người truyền tai nhau là nơi cầu duyên rất linh nghiệm tại Hà Nội. Người Hà Nội vẫn thường nói với nhau rằng muốn cầu công danh tài lộc thì đến lễ phủ Tây Hồ, cầu xin bình an thì đến chùa Trấn Quốc, còn cầu xin tình duyên thì tới chùa Hà.

chua-ha-cau-giay

Đã có rất nhiều câu chuyện kể lại về chuyện cầu tình duyên của những đôi nam nữ tại chùa Hà đã được toại nguyện, cả hai đều bên nhau hạnh phúc tới già. Thậm chí, có những người sau khi đi lễ chùa Hà Hà Nội khoảng 1 tháng về là có người yêu. Cũng có người kể rằng sau khi đi chùa Hà làm lễ cầu duyên thì nửa năm sau đã lấy được người như ý. Hay có những người sau khi chia tay người cũ vẫn còn vương vấn muốn quay về bên nhau sau khi cầu xin tại chùa Hà đã quay lại kết tóc se duyên nên vợ thành chồng. Hoặc nếu chưa gặp được người như ý thì sau khi làm lễ tại chùa cũng có thể vơi bớt đi muộn phiền và nỗi khổ vì “tình”.

  Top 7 ngôi chùa ở Thái lan nổi tiếng nhất

Những câu chuyện ấy được lan truyền từ người này đến người kia, từ nơi này qua nơi khác nên ngày càng có nhiều người tìm đến chùa Hà Cầu Giấy để cầu xin tình duyên.

4. Hướng dẫn đi chùa Hà cầu duyên

4.1. Chùa Hà mở cửa đến mấy giờ?

Nếu các bạn muốn đi lễ chùa Hà thì nên tới vào ban ngày bởi thông thường chùa thường đóng cửa lúc 6 giờ tối. Chỉ có những ngày rằm, ngày lễ hoặc mùng 1 chùa mới đóng cửa muộn hơn để tạo điều kiện cho người dân có thể đến chùa làm lễ.

4.2. Đi chùa Hà cầu duyên như thế nào?

Cầu duyên tại chùa Hà không khó và phức tạp lắm. Nếu các bạn muốn đến chùa cầu duyên thì phải làm sớ lễ tại ban thờ tam tòa Thánh Mẫu để các vị Thánh Mẫu có thể chứng giám cho điều mà bạn cầu nguyện và ban duyên. Tuy nhiên, đừng chỉ cầu mỗi duyên không mà các bạn cũng nên làm lễ tại các ban thờ của những vị thần phật khác để cầu xin may mắn, bình an, công danh và tài lộc nữa.

chua-ha-ha-noi

Khi đi chùa Hà các bạn nên soạn đồ lễ đầy đủ và chia làm 3 mâm như sau:

– Mâm lễ tại ban Tam Bảo: Gồm có 1 thẻ hương, 1 bó hoa tươi, 1 vỉ nến cùng hoa quả, bánh kẹo và sớ ban Tam Bảo. Lưu ý tại ban Tam Bảo các bạn không cúng đồ ăn mặn và tiền vàng

– Mâm lễ tại ban Đức Ông: Khác với ban Tam Bảo, ban Đức Ông có thể thờ đồ ăn mặn. Các bạn chuẩn bị tiền vàng, rượu, thuốc, chè và một vài món ăn mặn tùy tâm, có thể là xôi trắng, khoanh giò cùng cút rượu (rượu phải mở nắp khi lễ) cùng với sớ ban Đức Ông

– Mâm lễ tại ban thờ Mẫu: Chuẩn bị tiền vàng, bó hoa tươi (nên chọn 5 bông hoa hồng đỏ), trầu cau, bánh kẹo, tiền lẻ và sớ. Đây là nơi để các bạn cầu duyên

Các bạn có thể viết sớ cầu duyên, sớ tại ban Tam Bảo và ban Đức Ông ngay tại trước cổng chùa. Tại cổng chùa Hà có một cụ ông chuyên ngồi viết sớ cho các du khách.

  Khám phá 10 cảnh chùa ở Vũng Tàu đẹp linh thiêng

5. Những lưu ý khi đi chùa Hà cầu duyên

Khi đi chùa Hà Hà Nội để cầu tình duyên có một vài vấn đề mà các bạn cần phải lưu ý, bao gồm:

– Cần phải thật thành tâm khi làm lễ, khấn xin các vị thần phật, Thánh Mẫu để được phù hộ, ban duyên cho gặp người trong mệnh của mình. Các bạn hãy cầu được gặp đúng người tâm đầu ý hợp, có tài có đức, vị tha, thấu hiểu và chung thủy với mình

pho-chua-ha

– Khi đi chùa Hà làm lễ cầu xin tình duyên tốt nhất là hãy đi một mình, lễ cũng không cần phải soạn quá cầu kỳ, đơn giản là được, miễn sao phải thành tâm

– Khi đi chùa nên ăn mặc nghiêm túc, kín đáo, áo dài tay, có cổ, quần dài. Nếu mặc váy thì phải mặc váy kín đáo, không hở hang, sexy và dài quá đầu gối

– Chùa là nơi linh thiêng, không được buông lời báng bổ hay nói những điều không tốt

– Nhớ phải chỉnh điện thoại về chế độ rung, không để chuông điện thoại làm ảnh hưởng tới mọi người và sự thanh tịnh nơi cửa chùa

– Khi khấn vái nên khấn nhỏ, không khấn quá to, làm ồn đến mọi người xung quanh

– Khi đi chùa Hà cầu duyên nên chọn ngày lành. Vào ngày rằm hay mùng 1 đi chùa là tốt nhất nhưng những ngày này chùa khá đông nên sẽ khó mà làm lễ

– Đi bất cứ chùa nào cũng vậy và chùa Hà cũng chẳng ngoại lệ, quan trọng là các bạn phải “tín tâm, thành tâm và tin tưởng”. Khi các bạn tin và gửi gắm tâm nguyên tới các đức Phật Thánh thì các ngài sẽ chứng giám cho tấm lòng thành của bạn mà giúp bạn hoàn thành ước nguyện

Với những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ trên chắc hẳn giờ các bạn đã biết chùa Hà ở đâu, đi như thế nào và làm lễ ra sao khi đến chùa Hà. Đây là một ngôi chùa cổ, nổi tiếng linh thiêng. Vì vậy, nếu các bạn có ước nguyện gì về đường tình duyên hay cầu mong may mắn, an lành cho gia đình cũng đều có thể tìm đến chùa. Và các bạn cũng đừng quên những điều chúng tôi đã lưu ý cho các bạn khi tới chùa nhé!

Đánh Giá

  • Leave Comments