Khám phá nét độc đáo ở ngôi chùa Tây Tạng Bình Dương

Bình Dương là một tỉnh thành được biết đến với nhiều khu công nghiệp quy mô lớn, nhưng ít ai biết được nơi đây còn có nhiều công trình kiến trúc tâm linh độc đáo. Một trong số đó phải kể đến ngôi chùa Tây Tạng Bình Dương, một trong những điểm đến thú vị không thể bỏ qua khi đến với mảnh đất này. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về ngôi chùa đặc biệt này nhé.

1. Địa chỉ chùa Tây Tạng Bình Dương

chua-tay-tang-o-binh-duong

Nét văn hóa tâm linh của người dân Bình Dương

Chùa Tây Tạng tại tỉnh Bình Dương được mệnh danh là một trong những ngôi chùa lớn nhất Việt Nam. Hiện nay chùa đang tọa lạc tại 46B Thích Quảng Đức, Phường Chánh Nghĩa Tp. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Đây là một trong những kỳ quan được sách kỷ lục Guinness của Việt Nam công nhận là “Ngôi chùa có tượng Bồ Đề Đạt Nam bằng tóc lớn nhất”.

Đường đi đến chùa cũng khá đơn giản, chỉ cần đi từ tỉnh Bình Dương về phía hướng Tây Nam đường 750 về phía DDT 240. Tiếp tục đi thẳng vào đường 30/4 đến cửa hàng rèm màn Hồng Nhung tiếp tục rẽ phải vào hướng QL13. Đi thêm khoảng 20km thì tiếp tục rẽ phải dừng tại cửa hàng Năm Quốc vào Thích Quảng Đức

2. Sơ lược chùa Tây Tạng Bình Dương

Từ những năm 1928, hòa thượng Chơn Phổ – Nhẫn Tế đã sáng lập ra ngôi chùa có tên gọi đầu tiên là Bửu Hương Tự, thuộc hệ Bắc Tông và có tên gọi ngày nay là Chùa Tây Tạng Bình Dương.

Những năm đầu mới thành lập, ngôi chùa này chỉ có vóc dáng là một chiếc am nhỏ thờ phật. Ngoài ra, đây còn là nơi các thiền sư tu tập và phổ độ cho chúng sinh nơi đây. Mãi đến năm 1937, khi thiền sư Minh Tịnh về đây trụ trì, ngôi chùa mới được đổi tên thành chùa Tây Tạng Tự.

Từ đó đến ngày nay, ngôi chùa này đã trải qua 3 đời trụ trì đó là:

  • Hòa thượng Thích Nhân Tế – Minh Tịnh thiền sư, sư tổ khai sơn ra chùa Tây Tạng
  • Hòa thượng trụ trì thứ 2 của chùa là Thích Tịch Chiếu
  • Hòa thượng Thích Chơn Hạnh là trụ trì hiện tại của chùa

3. Kiến trúc cổ xưa của chùa Tây Tạng

chua-tay-tang-o-binh-duong

View toàn cảnh chùa từ trên cao

Ngày đầu mới thành lập, ngôi chùa chỉ mang kiến trúc của một am nhỏ để chúng sinh ghé tới. Cho đến năm 1992, ngôi chùa đã được trùng tu và được sửa thành kiến trúc Tây Tạng như ngày nay.

  Chùa Ba Vàng ở đâu? Khám phá ngôi chùa cổ linh thiêng

Khi lần đầu đến thăm quan ngôi chùa, các du khách sẽ cảm thấy hiếu kỳ với câu đố của Thiền Sư Minh Trị trên cổng Chùa. Đây chính là những câu đối được kết hợp hài hòa giữa tên trước của ngôi chùa với tên hiện nay.

Ở chính điện, ngôi chùa được thiết kế dưới dạng cấu trúc khối vuông, ngôi tháp tứ giác được thiết kế đặt ở chính giữa với chiếu cao lên tới 15m. Khi bước lên tầng thượng của ngôi chùa, các bạn sẽ được chiêm ngưỡng điện thờ  vị Phật giáo Tây Tạng. Bức tượng “Ngũ trí Như Lai” được thiết kế theo Mandala và là biểu tượng của Phật giáo Mật Tông.

Tiếp tục đi sâu vào bên trong chánh điện, du khách sẽ không khỏi bất ngờ vì thiết kế thờ phượng như một pháp hội. Phật thích Ca là bức tượng được trưng bày ở giữa, chiều cao của bức tượng này lên tới 2,3m. Ngoài ra, chùa còn thờ các vị Địa Tạng, Di Lặc, Phổ Hiền, Văn Thù, Quân Âm, Đại Thế Chí,…

Ngôi chùa này được nhiều người đánh giá là một trong những ngôi chùa có lối thiết kế độc đáo, mang màu sắc khác biệt so với những ngôi chùa khác tại Việt Nam.

4. Những nét độc đáo hấp dẫn du khách tại chùa Tây Tạng Bình Dương

chua-tay-tang-o-binh-duong

Nét đẹp cổ kính, tráng lệ của Chùa Tây Tạng

Nhắc đến ngôi chùa Tây Tạng Bình Dương, người ta sẽ nhắc đến nơi đặt bức tượng Đạt Ma Sư Tổ lớn nhất Việt Nam, đã được ghi vào sách kỷ lục Việt Nam. Bức tượng này mô phỏng dáng đi của sư tổ Bồ Đề Đạt Ma và trên vai còn có một chiếc đòn gánh.

  Kiến trúc Chùa Hội Khánh Bình Dương có gì độc đáo?

Đầu đòn gánh phải chính là hòm kinh Lăng Già và bên tay đối diện là túi càn khôn, ngoài ra hình ảnh Việt Nam với chiếc nón lá được ghi nhận trên đòn gánh của bức tượng. Bức tượng có kích thước quá lớn, vì vậy phải chia thành 3 phần và gắn lại với nhau nhờ keo.

Phần khung được làm từ sắt còn các chất liệu khác chính là tóc của phật tử. Bức tượng cao tới 2,83m, chiều dài từ túi càn khôn đến kinh Lăng Già là 1,74 m. Bức tượng này phải mất tới 2 năm, nhờ vào bàn tay của nghệ nhân Nguyễn Khắc Bửu và Nguyễn Chí Cơ, Tôn Ngọc Ẩn hoàn thành.

Ngoài ra, khi đến với nơi đây, các bạn sẽ còn được các sư thầy kể lại câu chuyện từ rất lâu đời. Đó là khi nhà sư Minh Tịnh đi tham bái tại Ấn Độ, Tây Tạng vào những năm 1935-1937. Nhà sư Minh Tịnh được biết đến là nhà sư đầu tiên đặt chân đến miền xứ tuyết. Cuộc hành trình của ông được ghi lại và được lưu giữ trong ngôi chùa từ đời này qua đời khác.

Vào dịp mùng 8 tháng giêng, ngôi chùa thường tổ chức lễ cúng sao giải hạn, cầu bình an cho khách thập phương, do đó sẽ có rất nhiều người lui tới.

Nét đẹp của chùa Tây Tạng Bình Dương tồn tại đến tận bây giờ cũng do công đức của người đi chùa, các khách đến với nơi đây. Hy vọng các bạn sẽ có những kỷ niệm đẹp khi du lịch tại chùa Tây Tạng Bình Dương.

 

Khám phá nét độc đáo ở ngôi chùa Tây Tạng Bình Dương
2.5 (50%) 2 votes

  • Leave Comments