Chùa Bà Đanh ở đâu? Khám phá những bí mật “rợn tóc gáy” tại chùa Bà Đanh

Có lẽ rất nhiều người đã nghe đến câu “vắng như chùa Bà Đanh” thế nhưng liệu bạn đã biết chùa Bà Đanh ở đâu? Nguồn gốc của câu nói ấy là từ đâu cùng những câu chuyện “rợn tóc gáy” của ngôi chùa này? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết này!

1. Chùa Bà Đanh ở đâu?

Chùa Bà Đanh hay còn được gọi với tên là Bảo Sơn Nữ. Khá nhiều người tò mò không biết chùa Bà Đanh ở tỉnh nào? Chùa hiện nằm tại thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Đây cũng là vùng đất đã sinh ra cố nhà văn Nam Cao, nhà văn Nguyễn Khuyến,… và “Chí Phèo – cụ Bá Kiến”. Chùa nằm cách thành phố Phủ Lý về phía Tây Nam khoảng 7km.

chua-ba-danh-o-dau

2. Giới thiệu về chùa Bà Đanh

Tổng diện tích của chùa Bà Đanh rộng khoảng 10ha. Đây cũng là một trong số những ngôi chùa đẹp và cổ kính nhất tại tỉnh Hà Nam. Ngôi chùa nằm tại một địa thế đẹp, có sơn thủy hữu tình. Khuôn viên của chùa khá lớn, bao gồm nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật với khoảng gần 40 gian nhà quy mô lớn nhỏ khác nhau.

Ngoài thờ Phật, Bồ Tát thì chùa còn thờ cả Nam Tào, Bắc Đẩu, Thái Thượng Lão Quân cùng các tượng của tín ngưỡng Tứ Phủ. Đây là một điểm khá khác biệt giữa chùa Bà Đanh so với các ngôi chùa khác.

Theo kể lại thì vào thế kỷ VII, chùa Bà Đanh chỉ là một ngôi đền nhỏ thờ 4 vị tứ pháp là Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện. Tuy nhiên, đến thời vua Lê Huy Tông thì chùa đã được xây dựng lại với quy mô to đẹp hơn.

chua-ba-danh

Chùa được cấp bằng Di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1994 bỏi Bộ Văn Hóa – Thông tin. Ngoài ra, UBND tỉnh Hà Nam cùng với Bộ Văn Hóa – Thể Thao – Du lịch đã kết hợp đầu tư gần 20 tỷ đồng nhằm mục đích tôn tạo và nâng cấp lại chùa vào năm 2007.

Sở dĩ ngôi chùa này có tên là chùa Bà Đanh bởi ngày xưa chùa thờ một vị nữ thần rất linh thiêng. Bà là người chuyên trông coi, điều khiển mưa, gió, giúp nhân dân trừ lũ lụt, đảm bảo mua thuận gió hòa quanh năm, giúp mùa màng bội thu. Khi đó chùa được gọi là chùa Đức Bà làng Đanh. Tuy nhiên, cái tên khá dài nên người ta thường gọi tắt là chùa Bà Đanh. Tên gọi Bà Đanh cũng vì thế mà lưu truyền tới ngày nay.

2. Câu nói “vắng như chùa Bà Đanh” có ý nghĩa gì?

Vắng như chùa Bà Đanh” là câu cửa miệng của khá nhiều người khi miêu tả về một nơi nào vắng vẻ, ít ai lui tới. Và theo ký giải của nhiều người thì sở dĩ có câu nói này là bởi chùa Bà Đanh nằm ở một vị trí khá độc lập, xa dân cư, ba mặt là sông, xung quanh có rừng rậm chắn mà lối đi lại độc đạo. Cũng vì thế mọi người thường khá ngại khi hành hương tới đây. Muốn vào chùa chỉ có cách an toàn nhất là chèo thuyền đi qua sông Đáy. Tuy nhiên, con đường này khá bất tiện. Cũng vì thế mà người hành hương, vãn chùa rất thưa thớt.

Ngoài ra, cũng có một lý giải khác về câu nói “vắng như chùa Bà Đanh” đó là do chùa rất linh thiêng. Người đi đường nếu dám cười cợt hay bất kính với chùa hoặc thần Phật trong chùa thì sẽ bị trừng phạt rất nặng nề. Bởi vậy người ta cũng ít dám lui tới chùa bởi “vạ từ miệng mà ra”.

vang-nhu-chua-ba-danh

Cũng có một câu chuyện khác kể lại rằng thực chất Bà Đanh có tên nôm là Bà Đậu. Bà là một người phụ nữ ở trong làng. Người dân làng Đanh Xá sau khi rước vong phật Pháp Vũ về và hô thần nhập tượng thì lúc đấy người dân trong làng mới có thể yên ổn làm ăn. Câu chuyện này truyền đến tai Trạng Quỳnh. Ông là một người rất ngay thẳng nên đã rất bất bình mà trách móc đã là Phật thì chớ hại đến sinh linh. Là Phật dù có không được thờ cũng phải phù hộ chứ không thể chưa thờ lại nổi mưa to gió lớn hại đến trăm họ. Tuy nhiên, đến nay, Bà chúa Đanh ở trong tâm thức của người dân Hà Nam vẫn là biểu trưng cho sự phồn thịnh, no đủ.

Nói chung xoay quanh câu nói “vắng như chùa Bà Đanh” có rất nhiều dị bản được truyền lại nhưng cũng chẳng ai có thể chứng minh đâu mới là lời giải đáp đúng.

3. Những câu chuyện “rợn tóc gáy” xung quanh chùa Bà Đanh

Chùa Bà Đanh nằm cạnh hòn núi Ngọc mang trong mình vẻ đẹp vừa thơ mộng lại linh thiêng. Từ khi thành lập đến nay, đã có biết bao nhiêu câu chuyện liên quan đến ngôi chùa mà tâm điểm chính là tượng Bà Đanh. Đầu tiên là lời đồn rằng nếu người đi đường trót lỡ cười cợt, bình phẩm không hay, dù chỉ là một câu nói bất kính thôi cũng sẽ bị Bà Đanh trừng phạt cho hộc máu, thậm chí là mất mạng. Cũng vì vậy mà nhiều người không dám qua lại hay vào thăm chùa bởi sợ lỡ không giữ được mồm miệng.

Một vị cao niên sinh sống trong làng còn cho biết “từ khi làng tổ chức rước vong phật Pháp Vũ về thờ thì ngôi chùa trở nên linh thiêng hơn”. Phật Pháp Vũ là bức tượng Phật thuộc hệ Tứ Pháp chùa Dâu. Ngoài ra, ông còn cho biết trước đây ngôi làng này khá yên bình, thế nhưng vài năm trở lại đây thì làng xuất hiện nhiều người bị điên. Có người nói là bởi đất Hà Nam bị chùa Bà Đanh ám.

su-tich-chua-ba-danh

Theo như tìm hiểu sau khi địa phương xin rước Phật Pháp Vũ về chùa làng để thờ thì xuất hiện mưa to gió lớn làm đổ cây mít cổ thụ của chùa. Người trong làng thấy lạ nên đã thuê thợ tạc tượng giỏi về để tạc tượng Pháp Vũ. sau đó họ hô thần nhập tượng rồi đặt trong điện thờ. Sau đó một đêm, trong khi ngủ, người thợ này đã mơ thấy thần đến mách bảo dung nhan của Pháp Vũ nên đã tạc theo lời mách bảo trong giấc mộng.

Ngoài ra, còn có một câu chuyện lạ kể lại rằng sau khi tượng được nhập hồn thì người dân lại phát hiện có một vật lạ xuất hiện ở ngay dưới bến nước ở trước chùa. Vật này không nổi hẳn mà cũng chẳng chìm luôn. Khi người dân đi đẩy ra thị vật ấy lại cứ trôi dạt vào dù cho có dòng nước xoáy mạnh. Người dân thấy làm lạ nên đã cùng nhau vớt vào xem thì thấy đây chính là một cái ngai bằng gỗ. Khi đưa cái ngai vào trong chùa và đặt bức tượng lên thì lại vừa khít như đo ni đóng giày. Cũng từ đó, trong vùng mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu hơn.

Những lời đồn về Thánh Bà bảo Sơn linh thiêng ngày một lan truyền rộng rãi. Du khách từ thập phương nghe danh cũng thi nhau đổ về, đông như trẩy hội, thuyền bè qua lại tấp nập không ngớt, khói hương nghi ngút quanh chùa và cũng từ đây những câu chuyện kỳ bí được thêu dệt lên.

Theo như chia sẻ của vị sư Thích Đàm Đam – trụ trì của chùa Bà Đanh kể lại thì có rất nhiều du khách đến đây đều muốn chụp tượng Pháp Vũ. Dù đã cố tìm mọi cách chụp nhưng không tài nào chụp được. Hình ảnh nếu không bị mờ thì phim cũng bị cháy không rõ nguyên nhân.

Hàng năm làng Đanh Xá thường tổ chức ngày hội làng cùng với ngày hô thần nhập tượng. Trước đây, vào ngày nay, du khách tìm tới đây rất đông nhưng dần dần, du khách đến càng ngày càng ít và cuối cùng là vắng vẻ như bây giờ. Chẳng ai có thể đưa ra lý giải chính xác được lý do là gì dù tỉnh Hà Nam cũng đã đưa ra nhiều giải pháp, tổ chức nhiều tour du lịch để thu hút du khách nhưng tình hình cũng không có gì cải thiện.

Trên đây là một vài thông tin của chúng tôi về chùa Bà Đanh. Chắc hẳn giờ các bạn đã biết chùa Bà Đanh ở đâusự tích chùa Bà Đanh rồi.

 

 

 

 

Rate this post

About the Author: Vũ Bảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *