Chùa Ba Vàng ở đâu? Khám phá ngôi chùa cổ linh thiêng

Trong thời gian gần đây, chùa Ba Vàng trở nên vô cùng nổi tiếng tại nước ta. Nếu các bạn muốn đến thăm chùa nhưng lại không biết chùa Ba Vàng ở đâu, đi như thế nào và có gì đặc sắc thì đừng bỏ qua bài viết này. Chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn chi tiết về chùa Ba Vàng từ A – Z ngay sau đây!

1. Chùa Ba Vàng ở đâu?

Một trong những điều được du khách quan tâm nhất đó là chùa Ba Vàng ở đâu, thuộc tỉnh nào? Theo chúng tôi được biết thì ngôi chùa này hiện đang tọa lạc trên lưng chừng núi Thành Đẳng, thuộc phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Chùa có độ cao khoảng 340m so với mực nước biển. Ngoài ra, phong thủy của chùa rất tốt cũng rất linh thiêng.

Chùa Ba Vàng ở đâu?

Ở phía trước chùa là sông, phía sau là núi, hai bên là rừng thông, có thể nói đây là một vị trí đẹp, tựa núi, nhìn sông. Chính bởi lẽ đó mà chùa Ba Vàng không chỉ có ý nghĩa về mặt tâm linh mà còn là một địa điểm tham quan rất nổi tiếng.

2. Sơ lược về lịch sử và kiến trúc của chùa Bà Vàng

Chùa Ba Vàng Quảng Ninh được xây dựng vào năm Ất Dậu 1706, dưới thời vua Lê Dụ Tông. Chùa được xây dựng bằng chất liệu gỗ. Sau nhiều năm, trải qua những thăng trầm lịch sử, chùa đã được trùng tu và tôn tạo nhiều lần cho đến khi có dáng vẻ như ngày hôm nay.

Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc điển hình của chùa Bắc Bộ, gồm có 3 gian bái đường cùng 1 gian hậu cung. Vậy chùa Ba Vàng thờ ai? Hiện nay, chùa đang thờ Phật, thờ Mẫu cùng Đức Ông. Ngoài ra, chùa cũng có nơi thờ Tam bảo và trống độc mộc được công nhận là lớn nhất tại Việt Nam. Tòa chính điện của chùa là không gian có kiến trúc quy mô nhất gồm có 2 tầng.

Trong chùa cũng có khá nhiều các tượng phật pháp. Hầu hết tượng đều được làm bằng gỗ và có kích thước khá lớn, ví dụ như tượng Tam thế, Quan Âm, ông Thiện, ông Ác,… Mỗi bức tượng đều cao từ 2m trở lên. Trong số đó, bức tượng được liệt vào danh sách tượng Phật bằng gỗ lớn nhất miền Bắc chính là tượng A Di Đà.

Chùa Ba Vàng ở đâu?

Bên cạnh tòa chùa chính là khu giảng đạo, trai phòng, thư viện, lầu chuông,… Các công trình đều được thiết kế và xây dựng một cách hài hòa, liên hoàn nên rất thuận tiện cho cả nhà sư lẫn phật tử lui tới chùa.

Ngoài ra, trong chùa còn có một giếng nước cổ đã có từ rất lâu không bao giờ cạn. Theo sự tích chùa Ba Vàng được truyền từ đời này sang đời khác thì nếu ai uống nước lấy từ giếng này sẽ luôn khỏe mạnh và có thể chữa được bách bệnh. Cũng bởi vì vậy mà rất nhiều du khách, phật tử khi đến chùa đều muốn được uống nước tại giếng này.

3. Phương tiện di chuyển đến chùa Ba Vàng Quảng Ninh

Các bạn có thể di chuyển đến chùa Ba Vàng Quảng Ninh bằng rất nhiều phương tiện như ô tô, xe máy, xe khách.

– Xe khách: Nếu các bạn lựa chọn đi đến chùa Ba Vàng bằng phương tiện này thì có thể ra bến xe Mỹ Đình, Gia Lâm hay Lương Yên Hà Nội để bắt xe. Tại đây có rất nhiều xe chạy tuyến Hà Nội – Quảng Ninh. Giá vé vào khoảng 90.000 – 100.000 đồng/vé/lượt. Khi tới thành phố Uông Bí các bạn có thể bắt taxi hoặc đi xe ôm là có thể vào tận chùa rồi. Giá xe taxi khoảng 50.000 đồng

– Xe máy: Bắt đầu từ trung tâm thành phố hà Nội các bạn chạy theo hướng cầu Chương Dương – Nguyễn Văn Cừ và tới Bắc Ninh thì đi theo đường quốc lộ 18 là đến

4. Nên đến chùa Ba Vàng vào thời điểm nào?

Thời điểm thích hợp nhất để đến chùa Ba Vàng Quảng Ninh du lịch là ngày mùng 8 tháng Giêng âm lịch. Đây là khi chùa Ba Vàng khai hội nên rất đẹp và có đông du khách tìm đến. Hoặc các bạn cũng có thể đến chùa vào lễ hội hoa cúc chùa Ba Vàng, được tổ chức hàng năm vào ngày 9/9 âm lịch. Đây là ngày tết Trùng Dương của người Việt. Tuy nhiên, nếu không đến được vào hai thời điểm này cũng không sao bởi bất cứ khi nào chùa vẫn luôn đẹp và là điểm tâm linh hấp dẫn du khách.

Chùa Ba Vàng

5. Gợi ý lịch trình tham quan chùa Ba Vàng

Tùy theo mỗi người mà sẽ có cách sắp xếp lịch trình riêng. Nếu các bạn đi theo tour thì không cần lo lắng bởi công ty du lịch sẽ giúp các bạn sắp xếp. Còn nếu đi du lịch chùa Ba Vàng tự túc thì các bạn có thể tham khảo hành trình du lịch chùa Ba Vàng Yên Tử 2 ngày 1 đêm. Do chùa Yên Tử cũng nằm khá gần chùa Ba Vàng nên rất thuận tiện cho việc di chuyển. Bên cạnh đó, chùa Yên Tử là một quần thể di tích vô cùng đẹp và nổi tiếng, hấp dẫn rất nhiều du khách. Các bạn có thể đi thăm chùa Bà Vàng trước sau đó thì qua chùa Yên Tử, cuối cùng là quay về.

6. Giá vé tham quan chùa Ba Vàng bao nhiêu?

Tại chùa Ba Vàng các bạn không cần phải mất tiền mua vé vào tham quan, chùa mở cửa cho du khách ra vào tự do. Còn nếu các bạn muốn kết hợp cả du lịch chùa Ba Vàng lẫn chùa Yên Tử thì sẽ phải mất vé khi tham quan Yên Tử.

Khi lên chùa Yên Tử, đi cáp treo sẽ mất 280.000 đồng cho 2 tuyến khứ hồi đối với người lớn. Trẻ em thì mất 200.000 đồng cho vé khứ hồi 2 chuyến. Còn các tăng ni, người già trên 70 tuổi, trẻ em cao dưới 1,2m và thương bình thì không mất vé.

7. Chùa Ba Vàng có đặc sản gì?

Chùa Ba Vàng Quảng Ninh có khá nhiều đặc sản nổi tiếng, có thể kể đến như:

– Chả mực: Đây là một trong số những món ăn đặc sản nổi tiếng nhất tại đây. Món chả mực rất thơm ngon, dễ ăn, có thể kết hợp cùng với món xôi trắng

– Rượu mơ Yên Tử: Rượu mơ tại đây vừa thơm lại ngon, nó không những không có hại mà còn rất tốt cho sức khỏe, có thể điều trị được bệnh đường ruột, giảm lo âu và nâng cao tinh thần, chữa bệnh mất ngủ,…

– Con ngán: Có lẽ đây là món đặc sản khá lạ với nhiều người nhưng lại rất phổ biến tại vùng đất biển Quảng Ninh. Con ngán có thể chế biến theo nhiều cách như nướng, hấp, xào với mì hoặc rau cải hay nấu cùng cháo. Đặc biệt, món rượu ngán tại đây cực kỳ nổi tiếng, được các nam du khách vô cùng yêu thích

– Sá sùng: Món đặc sản này có giá thành khá đắt đỏ. Ngoài làm thức ăn thì người ta còn dùng sá sùng để làm thuốc hoặc mua sá sùng khô làm quà biếu

Chùa Ba Vàng

– Bánh gật gù: Đây là món đặc sản nổi tiếng của vùng Tiên Yên. Bánh này được tráng trên một chiếc nồi hấp rồi cuộn lại, có phần giống bánh cuốn nhưng khi ăn lại giống bánh phở. Tuy nhiên, bánh gật gù có phần mềm và dai hơn

– Gà đồi Tiên Yên: Loại gà này có thịt rất chắc và ngọt do được nuôi thả tự nhiên

– Nem chua, nem chạo: Nem tại đây nổi tiếng không kém nem Thanh Hóa. Nem được làm từ bì lợn ngon thái nhỏ, còn thính thì làm từ giá đỗ hoặc là gạo rang. Ngoài ra người ta còn cho cả đậu phộng rang chín, giã nhuyễn trộn cùng

8. Cần chuẩn bị những gì khi lên chùa Ba Vàng?

– Khi lên chùa Ba Vàng hay bất cứ ngôi chùa nào các bạn cũng nên ăn mặc kín đáo, đơn giản, lịch sự. Nếu ăn mặc không phù hợp các bạn sẽ bị ban quản lý nhắc nhở và không cho vào chùa

– Thay vì đi giày cao gót các bạn nên đi giày bệt hoặc là giày thể thao cho thoải mái, tránh bị đau chân mà cũng an toàn khi đi lại

– Mang theo tiền lẻ khi đi chùa để thuận tiện cho việc làm lễ

Với những thông tin trên chắc giờ đây các bạn đã biết chùa Ba Vàng ở đâu và có thể tự mình lên đường tới chùa rồi. Hẹn gặp các bạn tại chùa Ba Vàng vào một ngày không xa.

 

 

 

 

5/5 - (1 bình chọn)

You May Also Like

About the Author: Vũ Bảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *