Kiến trúc Chùa Hội Khánh Bình Dương có gì độc đáo?

Chùa Hội Khánh Bình Dương là một trong những điểm đến thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan. Đây là một trong những công trình tôn giáo được xây dựng vào thế kỷ 18 đến nay. Vậy kiến trúc Chùa Hội An Bình Dương tại thuê xe máy phan thiết này có gì độc đáo mà thu hút nhiều sự chú ý đến như vậy? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.

1. Lịch sử Chùa Hội Khánh Bình Dương

 

binh-duongchua-hoi-khanh-binh-duong (2)
Chùa Hội Khánh được xây dựng từ thế kỷ 18 đến hiện nay

Chùa Hội Khánh được xem là một trong những ngôi chùa cổ trong nền Phật Giáo hiện nay, được xây dựng từ đời vua Lê Hiển Tông ở thế kỷ 18 do Thiền sư Đại Ngàn khai sơn ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Mới đầu thì chùa được xây dựng trên một ngọn đồi cao, nhưng chiến tranh vào năm 1986 thì nó bị phá hủy và được thấy Thích Chánh Đắc xây dựng lại ở phía dưới đồi cách 100m so với vị trí cũ. Hiện nay, chùa có tọa lạc nằm ở 29 đường Chùa Hội Khánh phường Phú Cường, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Chỉ mất khoảng 30km để di chuyển từ TP.HCM về phía Bắc tỉnh Bình Dương.

2. Vẻ đẹp tuyệt mỹ đến từ nét kiến trúc độc đáo của Chùa Hội Khánh

chua-hoi-khanh-binh-duong
Nét kiến trúc và điêu khắc thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan

Do đã được xây dựng lại và trùng tu do chiến tranh phá hỏng, nhưng về cơ bản những nét kiến trúc độc đáo của chùa vẫn được được giữ lại như thuở ban đầu. Có thể thấy rằng, nét nổi bật nhất ở ngôi chùa này chính là giá trị về mặt lịch sử, văn hóa và nghệ thuật kiến trúc.

Đặc biệt, tại Chùa Hội Khánh hiện vẫn đang còn lưu giữ phần lớn những cổ vật, di tích lịch sử hàng mấy trăm năm cho đến hiện nay. Vì vậy, ngôi chùa này luôn được xem là biểu tượng cho nét văn hóa tâm linh chung của các ngôi chùa cổ ở tỉnh Bình Dương.

Về cấu trúc, chùa được thiết kế với gồm 4 phần chính là: Tiền điện – chánh điện, giảng đường với kiến trúc có tới 92 cột gỗ quý, Đông lang và Tây lang được bố trí theo kiểu “sắp đôi” liên kết nối liền nhau theo lối kiến trúc “trùng thêm, trùng lương”. Đây được xem là một tác phẩm nghệ thuật theo lối kiến trúc chùa cổ truyền thống xứ Nam Kỳ còn sót lại.

Trong khuôn viên chùa được thiết kế theo 4 lối khác nhau, tương ứng với tên 4 thánh tích gắng với Đức Phật gồm Câu Thi Na (nơi Đức Phật nhập niết bàn), vườn Lộc Uyển (nơi Đức Phật giảng kinh chuyển pháp luân), vườn Lâm Tỳ Ni (nơi Đức Phật sản sinh), Bồ Đề đạo tràng (nơi Đức Phật thành đạo).

Đặc biệt, xung quanh sân chùa được thiết kế với 9 ngôi tháp tương ứng với 9 vị trụ trì đã viên tịch và xây dựng lên một cách công phu. Phần phía bên trái chùa xây dựng ngọn tháp 7 tầng với tầng dưới của tháp là nơi trưng bày các văn hóa phẩm như chuông mõ, tượng phật, băng đĩa,… có thể mua về để làm kỷ niệm khi đến đây.

Khi vào tham quan mọi người có thể nhận thấy được nội thất kiến trúc, đồ thờ tự, tượng phật, tranh ảnh,… về nhiều đề tại như hoa phù dung, lá lấp, dây nho, cửu long, tứ linh ở trong chùa đều được chạm trổ, điêu khắc một cách công phu và tinh vi.

Điểm nổi bật thu hút khách du lịch đến tham quan Chùa Hội Khánh chính là bức tượng Phật đài cao 22m với tầng trệt là dãy nhà rộng 23m chiều dài 64m dùng để làm thư viện, trường học,… tầng phía trên được tôn trí đại tượng đức Bổn Sư Thích Ca nhập Nhiệt bàn dài 52m và cao lên tới 12m.

Bên cạnh đó, trong chùa có hai bức phù điêu chạm hình các bị bồ tát và 18 vị La Hán, mang đến một không gian công trình nghệ thuật điêu khắc hoàn mỹ, mang một nét điêu khắc của người Bình Dương xưa vô cùng tinh tế và độc đáo.

3. Sự đóng góp của Chùa Hội Khánh với dân tộc

chua-hoi-khanh-binh-duong
Chùa là nơi quy tụ, ẩn náu của những bậc hiền tài dân tộc

Từ khi được xây dựng và thành lập cho đến tận hôm nay thì đã qua 10 vị trụ trì đã làm việc tại Chùa Hội Khánh, chưa kể đến đã có không ít các chư vị cao tăng tài đức học tập, tu luyện tại đây và nổi danh cả Nam Bộ. Có thể nhắc đến nhà sư yêu nước hòa thượng Từ Tâm từ thời Pháp thuộc đã bị bắt và bị đày ra Côn Đảo năm 1940, còn phải kể đến hòa thượng Từ Văn là người đã đào tạo rất nhiều đệ tử có đức, có tài với đạo pháp và góp ích cho dân tộc Việt.

Trong giai đoạn năm 1923 – 1926 Chùa Hội Khánh Bình Dương là nơi ấn náu quy tụ của những bậc hiền tài quốc gia, nhà sư yêu nước, nhà nhỏ và các nhân sĩ như Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (cha của bác Hồ), hòa thượng Từ Văn, cụ Tú Cúc,… thành lập ra “Hội danh dự” để mở lối, đề cao cho lối sống đạo đức, tinh thần yêu nước nồng nàn, yêu quý đồng bào đất nước và coi trọng danh dự.

Hiện tại, Chùa là một trong những nét văn hóa tâm linh của người dân Bình Dương, cũng như là một điểm đến thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan và khám phá.

Hi vọng, với những chia sẻ trên sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về những nét độc đáo của ngôi chùa Hội Khánh Bình Dương. Hãy đến tận nơi để có thể trải nghiệm được những nét độc đáo về lối kiến trúc, cũng như khám phá được những dấu ấn lịch sử và con người nơi đây tuyệt vời như thế nào nhé.

3/5 - (2 bình chọn)

You May Also Like

About the Author: Vũ Bảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *