Điểm danh những di tích lịch sử Việt Nam qua năm tháng

Từ khi dựng nước và giữ nước cho tới hôm nay, Việt Nam đã trải qua biết bao thăng trầm và biến cố. Tất cả được thể hiện một cách rõ nét qua những di tích lịch sử còn được lưu giữ và bảo tồn đến ngày nay. Hãy cùng chúng tôi điểm danh những di tích lịch sử Việt Nam từ Nam ra Bắc ngay sau đây.

1. Chiến khu Tân Trào

Di tích lịch sử đầu tiên mà chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn đó chính là chiến khu Tân Trào. đây là một trong số các di tích nổi bật nhất của cách mạng Việt Nam, chứng nhân lịch sử cho cuộc kháng chiến thời kỳ Cách mạng tháng Tám. Hiện nay, chiến khu Tân Trào đã trở thành một trong số 23 di tích quốc gia đặc biệt.

Chiến khu Tân Trào

Vào những năm Cách mạng tháng Tám, Tân Trào chính là thủ đô làm thời của khu giải phóng. Đồng thời, đây cũng là nơi tiến hành Hội nghị toàn quốc vào ngày 13/08/145 để quyết định kế hoạch tổng khởi nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vào ngày 16/08/1945, Đại hội đã quyết định thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh, đồng thời bầu ra một chính phủ lâm thời mà người làm chủ tịch không ai khác chính là Bác Hồ Chí Minh và thực hiện làm lễ ra quân cho quân giải phóng Việt Nam.

Trước năm 1945, Tân Trào được gọi là Kim Long và Kim Châu. Sau năm 1945, hai xã Tâm Lập và Hồng Thái được hợp nhất và gọi là Tân Trào.

2. Chùa Phổ Minh

Chùa Phổ Minh cũng là một trong số các di tích lịch sử Việt Nam vô cùng nổi tiếng. Ngoài tên Phổ Minh thì chùa còn được gọi là chùa Tháp. Hiện chùa đang tọa lạc tại thôn Tức Mạc của tỉnh Nam Định, các thành phố khoảng 5km về hướng Bắc. Vào năm 2012, chùa đã được xếp hạng vào di tích quốc gia đặc biệt nên cạnh di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật đền Trần.

Chùa Phổ Minh

3. Chùa Thầy

Đây là một ngôi chùa nằm ngay dưới chân núi Sài Sơn, huyện quốc Oai, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). Chùa cách trung tâm thành phố khoảng 20km về phía Tây Nam. Các bạn có thể ghé thăm chùa bằng cách đi theo con đường cao tốc Láng – Hòa Lạc.Chùa Thầy

Sở dĩ chùa được gọi là chùa Thầy chùa nằm ở chân núi Sài Sơn hay còn gọi là núi Thầy. Chùa đã được xây dựng từ thời nhà Đinh và là nơi tu hành của rất nhiều các bậc sư thầy nổi tiếng, đắc đạo, trong đó có Thiền sư Từ Đạo Hạnh.

4. Cố đô Hoa Lư

Khi nhắc đến các di tích lịch sử ở Việt Nam chắc chắn không thể nào mà bỏ qua được cố đô Hoa Lư – quần thể di tích quốc gia có vị trí vô cùng quan trọng của Việt Nam. Cố đô cũng là một trong 4 vùng lỗi của quần thể Tràng An – quần thể di sản thế giới do UNESCO công nhận.Cố đô Hoa Lư

Cố đô Hoa Lư gắn liền với sự nghiệp của các nhân vật lịch sử, nổi tiếng thuộc 3 triều đại khác nhau là Đinh – Tiền Lê – khởi đầu nhà Lý, tính từ vua Đinh Tiên Hoàng đến vua Lý Thái Tông. có thể nói, cố đô Hoa Lư chính là nơi ghi lại nhiều dấu ấn lịch sử nhất của các triều đại Việt Nam. Đây là kinh đô đầu tiên của chính quyền nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền của nước ta. Hoa Lư chứng kiến cảnh thống nhất giang sơn, đánh Tống – dẹp Chiêm và thậm chí là cả phát tích quá trình định đô Hà thành.

Vào năm 1010, vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư – Ninh Bình về Thăng Long – Hà Nội. Cũng từ đó, Hoa Lư trở thành cố đô của nước ta. Mặc dù vào các triều vua sau đó không còn đóng đô tại Hoa Lư nhưng vẫn thường xuyên cho người tu sửa và xây dựng nhiều công trình kiến trúc khác như đền, lăng, đình, chùa, phủ,… Ngày nay, theo tính toán thì Hoa Lư – di tích lịch sử ở Việt Nam này có tổng diện tích quy hoạch là 13,87km2 và có bề dày lịch sử trên 1000 năm.

5. Dinh Độc Lập

Dinh Độc Lập, dinh Norodom, hội trường Thống Nhất hay dinh Thống Nhất đều là cách gọi chung chỉ một di tích lịch sử. Đây là một tòa công trình kiến trúc được xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời dinh Độc Lập cũng là nơi mà Tổng thống Việt Nam Cộng hòa đã từng sống và làm việc. Ngày nay, công trình này đã được chính phủ Việt Nam xếp vào danh sách các di tích quốc gia đặc biệt.

Xem thêm >> Chùa Lớn Nhất Sài Gòn

Dinh Độc Lập

6. Đền Hùng

Đền Hùng là một khu di tích lịch sử Việt Nam, một quần thể đền chùa thờ phụng các vị Vua Hùng và tôn thất của nhà vua. Đền được xây dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, tỉnh Phú Thọ. Hàng năm, tại đền đều tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương hay còn gọi là Lễ hội Đền Hùng vào ngày 10 tháng 03 âm lịch. Vào ngày này, không chỉ có người dân bản địa mà du khách thập phương đều đổ về Đền Hùng để tham gia lễ hội.Đền Hùng

Theo như các tài liệu khoa học, lịch sử ghi chép lại thì nền móng của kiến trúc quần thể này được xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng. Cho đến thế kỷ XV, tức là thời Hậu Lê thì Đền được xây dựng hoàn chỉnh như quy mô hiện tại.

7. Đền Ngọc Sơn

Một trong số các di tích lịch sử nổi tiếng nằm tại Hà Nội phải kể đến ngôi đền thờ nằm trên đảo Ngọc của Hồ Hoàn Kiếm – Đền Ngọc Sơn. Đền cũng là một trong số những di tích được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt.

Đền Ngọc Sơn

8. Đền Phù Đổng

Nhiều người vẫn quen gọi đền Phù Đổng là đền Gióng. Đền được xây dựng tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. đây là nơi thờ vị Thánh Gióng – Phù Đổng Thiên Vương. Theo tương truyền, nơi xây dựng đền Thượng (đền Phù Đổng) trước đây chính là nền nhà cũ của Thánh Gióng, bên đê sông Đuống.Đền Phù Đổng

Còn đền hạ thờ mẹ Thánh Gióng thì nằm ở ngoài đê, nơi mẹ Thánh phát hiện ra dấu chân khổng lồ và ướm chân vào sau đó sinh ra Thánh. Vào năm 1010, sau khi vua Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư về Thăng Long đã cho xây dựng đền. Tính đến nay, di tích lịch sử Việt Nam này Phù Đổng đã trải qua nhiều lần trùng tu lại.

9. Đền Trần (Nam Định)

Đền Trần là một quần thể đền thờ được xây dựng tại đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, Nam Định. Đền là nơi thờ tự các vị vua và quan lại có công thời nhà Trần. Vào năm 1695 đền được xây dựng trên nền Thái miếu cũ của nhà Trần nhưng sau đó vào thế kỷ XV đã bị quân Minh phá bỏ.Đền Trần (Nam Định)

Đền được chia làm 3 công trình kiến trúc chính là đền Thượng – đền Thiên Trường, đền Hạ – đền Cố Trạch và đền Trùng Hoa. Để có thể vào được đền các bạn phải đi qua hệ thống cổng ngũ môn. Qua cổng là một hồ nước lớn hình chữ nhật. Còn chính giữa sau hồ chính là khu đền Thượng. Đền Trùng Hoa nằm ở phía Tây đền Thượng còn đền Cố Trạch thì nằm ở phía Đông.

10. Đền Trần (Thái Bình)

Một trong các di tích lịch sử nổi tiếng ở Việt Nam tiếp theo mà chúng tôi muốn giới thiệu đó là đền Trần nhưng ở tỉnh Thái Bình. đây là một quần thể di tích gồm các đền thờ và lăng mộ. Đền được xây dựng để thờ cúng các vị vua quan nhà Trần. Đền được xây dựng trên nền đất phát tích Thái Bình. Quần thể này hiện đã được Nhà nước xếp hạng là một trong những công trình di tích quốc gia đặc biệt quan trọng.

Đền Trần (Thái Bình)

11. Hồ Hoàn Kiếm

Hồ Hoàn Kiếm không chỉ là một di tích lịch sử quan trọng mà còn là một trong những biểu tượng của Hà Nội. Ngoài cái tên Hoàn Kiếm thì nhiều người vẫn quen gọi hồ là Hồ Gươm. Đây là một hồ nước ngọt tự nhiên của Hà Nội đã có từ rất lâu. Hồ khá rộng với diện tích khoảng 12ha.Hồ Hoàn Kiếm

Theo ghi chép thì ngày xưa người ta còn gọi hồ với cái tên là hồ Lục Thủy bởi nước hồ quanh năm xanh ngắt một màu, hồ Thủy Quân bỏi hồ được sử dụng làm nơi duyệt thủy binh và hồ Tả Vọng, Hữu Vọng dưới thời Lê mạt. Còn tên Hồ Hoàn Kiếm là bởi sự tích vua Lê Lợi trả lại gươm báu cho Rùa Thần vào thế kỷ XV. Hiện nay, tên hồ còn được lấy để đặt cho một quận trung tâm của thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó, hồ Hoàn Kiếm cũng là hồ nước duy nhất của quận tính tới thời điểm này.

12. Khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ

Một trong số những di tích lịch sử Việt Nam không thể bỏ qua đó chính là khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ. Đây là một quần thể di tích vô cùng nổi tiếng và đáng tự hào của quân dân ta. Nơi đây đã ghi lại những chiến công anh dũng của quân và dân Việt Nam trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng đất nước khỏi ách xâm lăng. Trong quần thể khu di tích này có các địa điểm nổi bật nhất là đồi A1, C1, C2, D1 cùng các cứ điểm Hồng Cúm, Him Lam, đồi Độc Lập,… Hiện nay, quần thể này cũng đã được chính phủ đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt.

Khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ

13. Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch

Chắc hẳn rằng đã là người Việt Nam thì không thể nào không biết đến di tích lịch sử nổi tiếng này. Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch còn được gọi tắt với cái tên là Khu di tích Phủ Chủ tịch. Hiện nay, khu di tích này đang nằm tại Hà Nội. Đây chính là nơi mà Bác đã sống và làm việc lâu nhất, kéo dài từ ngày 19/12/1954 – ngày 02/09/1969. Vào ngày 15/05/1975, Bộ Văn hóa Thông tin đã ra Quyết định xếp Khu di tích Phủ Chủ tịch vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt.

Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch
Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch

Trước đây, khu đất được xây dựng khu di tích này là phần đất nằm ở phía Tây Bắc của Hoàng thành Thăng Long. Sau khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam chúng đã chọn Hà Nội làm nơi đặt trung tâm đầu não cho toàn Đông Dương. Đồng thời, chúng cũng xây dựng Phủ toàn quyền Đông Dương tại đây. Tới khi cuộc kháng chiến chống Pháp giành thắng lợi thì nơi này trở thành nơi làm việc của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước cũng như là nơi sống, làm việc của Bác. Đặc biệt, đây cũng là nơi Bác đã trút hơi thở cuối cùng.

14. Khu di tích Pác Bó

Khu di tích lịch sử ở Việt Nam tiếp theo trong danh sách này chính là khu di tích Pác Bó. Đây là một khu di tích cách mạng rất nổi tiếng của nước ta nằm tại xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Nơi đây cách trung tâm thành phố khoảng 55km về phía Bắc.

Khu di tích Pác Bó bao gồm nhiều công trình như hang Cốc Pó, hang Lũng Lạn, hang Ngườm Vài, suối Lê Nin, nền nhà ông Lý Quốc Súng, bàn đá nơi Bác làm việc, nhà tưởng niệm Bác,…

Khu di tích Pác Bó

Vào ngày 08/02/1941, sau khi về nước, Bác đã sinh sống và làm việc tại hang Cốc Pó rồi đặt tên cho dòng suối ở trước cửa hang là suối Lê Nin, ngọn núi mà ngọn núi chứa hang là núi Các Mác theo tên của các vĩ nhân nổi tiếng.

Trước năm 1979, hang Cốc Pó chỉ rộng 15m2. Tuy nhiên, vào năm 1979, khi cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung diễn ra thì quân Trung Quốc đã dùng mìn nổ bom Cốc Pó. Tới ngày nay, mới chỉ có một phần hang Cốc Pó được khôi phục để phục vụ cho nhu cầu tham quan của du khách.

15. Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý

Một trong các di tích lịch sử nổi tiếng ở Việt Nam đó chính là khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý. Đây là quần thể kiến trúc tín ngưỡng được xây dựng dưới thời nhà Lý, được gọi là đền thờ Lý Bát Đế, Đền Đô hay Cổ Pháp điện. Đền được xây dựng để thờ tám vị vua đầu tiên của nhà Lý. Vào ngày 25/01/1991, Bộ Văn hóa – Thông tin đã quyết định công nhận đền Lý bát Đế là di tích lịch sử – văn hóa Việt Nam. tới năm 2014 thì được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.

Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý

16. Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Khu lưu niệm này hiện đang nằm tại cù lao Ông Hổ, xã Mỹ Hòa Hưng, Long Xuyên, An Giang. Vào ngày 10/05/2012 Nhà nước đã ký quyết định công nhận đây là một trong số 23 di tích quốc gia đặc biệt.

17. Quần thể di tích Cố đô Huế

Di tích lịch sử Việt Nam nổi tiếng nhất với người dân Việt cũng như du khách nước ngoài có lẽ chính là quần thể di tích Cố đô Huế. Quần thể này được xây dựng vào đầu thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX dưới triều nhà Nguyễn. Công trình nằm trên địa phận kinh đô Huế xưa và nay là thành phố Huế cùng một vài vùng phụ cận. Vào ngày 11/12/1993, quần thể đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới và được Nhà nước đưa vào danh sách xếp hạng 62 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng.

Quần thể di tích Cố đô Huế

18. Quần thể di tích danh thắng Yên Tử

Đây là một quần thể di tích và danh thắng gắn liền với sự ra đời, hình thành và phát triển của phái Trúc Lâm tại Việt Nam. Hiện nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang tiến hành phối hợp cùng với các bạn ngành có liên quan để lập hồ sơ đệ trình công nhận đây là Di sản thế giới.

19. Thành Cổ Loa

Thành Cổ Loa cũng là một trong số các di tích lịch sử ở Việt Nam rất nổi tiếng được xây dựng đã hàng nghìn năm. Nơi đây từng là kinh đô của nhà nước Âu Lạc dưới thời An Dương Vương và Ngô Quyền. Hiện nay, di tích này thuộc địa bàn xã Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội.

Thành Cổ Loa
Thành Cổ Loa

20. Thành cổ Quảng Trị

Thành cổ Quảng Trị cũng là một trong số các di tích Việt Nam cần được bảo tồn và xếp trong danh sách Di tích quốc gia đặc biệt. Hiện thành cổ đang tọa lạc tại trung tâm thị xã Quảng Trị của tỉnh Quảng Trị.

21. Thành nhà Hồ

Thành này có rất nhiều tên gọi như thành nhà Hồ, thành An Tôn, thành Tây Đô, thành Tây Kinh và thành Tây Giai. Trước đây, thành chính là kinh đô của nước Đại Ngu dưới thời nhà Hồ, thuộc tỉnh Thanh Hóa. Thành có kết cấu rất chắc chắn và độc đáo, đồng thời cũng là tòa thành đá có quy mô lớn hiếm có tại Việt Nam. Thời gian tiến hành xây dựng thành khá ngắn, chỉ khoảng 3 tháng. Tuy nhiên, tòa thành đã tồn tại được tới hơn 6 thế kỷ và vẫn còn nhiều đoạn tương đối nguyên vẹn.thanh-nha-ho

22. Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Di tích lịch sử Việt Nam cuối cùng trong danh sách này chúng tôi muốn chia sẻ đó chính là Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Đây là một quần thể di tích vô cùng nổi tiếng tại Hà Nội. Hiện nay, quần thể này cũng đã được xếp vào danh sách 23 di tích quốc gia đặc biệt.

Quần thể bao gồm nhiều công trình, kiến trúc như hồ Văn, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám, vườn Giám,…

Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Không gian và kiến trúc tại Văn Miếu được thiết kế vô cùng đẹp, độc đáo và nghiêm trang với tường gạch vồ bao quanh, bên trong gồm 5 lớp không gian, mỗi lớp lại có kiến trúc khác nhau. Văn Miếu – Quốc Tử Giám gồm có các cổng là cổng Văn Miếu, Đại Trung, Đại Thành và Thái Học. Tính tới nay, Văn Miếu đã có hơn 700 năm tuổi, đào tạo cho đất nước hàng nghìn nhân tài.

Ngày nay, Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã trở thành nơi dành cho các du khách tham quan, nơi khen tặng những học sinh xuất sắc và là nơi để tổ chức hội thơ vào mỗi dịp ngày rằm tháng giêng.

Trên đây là các công trình được công nhận là di tích lịch sử Việt Nam vô cùng nổi tiếng với người dân trong nước lẫn nước ngoài. Đây không chỉ là những chứng nhân lịch sử mà còn là biểu tượng cho lịch sử, văn hóa, truyền thống tâm linh người Việt.

 

 

 

 

 

4.4/5 - (13 bình chọn)

You May Also Like

About the Author: Vũ Bảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *