Theo chân 1 người anh “thổ địa” gắn bó với Sapa đã nhiều năm, mình vượt đèo dốc với những con đường đá to hơn đầu người, xe xóc nảy như muốn bay lên không trung hòa nhịp cùng vũ trụ; băng qua cả những con dốc nhìn như chạm tới đỉnh trời, mà đường trơn trượt sau trận lũ Lai Châu (Sapa cũng bị ảnh hưởng, đường sình lầy, trắc trở), dốc và nhỏ chỉ vừa đủ cho 1 xe đi, xe ngược chiều thì nép sát vào vách núi như trong truyện “Dê đen, dê trắng” vậy đó. Vượt từng ấy trắc trở, cố giữ vững tay lái để “lụa” hết sức có thể vượt gần 15km vào đến với bản Tả Phìn, mình đã được khám phá một nét rất khác với Sapa phố núi phồn hoa, đó là một Sapa đúng điệu, đậm đà bản sắc dân tộc trong 1 ngày dài. Bản Tả Phìn, cách thị trấn Sapa khoảng gần 15km. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu tắm lá thuốc người Dao đỏ ở bài viết dưới đây nhé.
MỤC LỤC
1. Giá Trị Của Quần Áo Dân Tộc Dao Đỏ
Lên thăm nhà chị Phàn Phan Châu (38 tuổi, đội 4, thôn Sả Séng, Tả Phìn, Sapa), đón chúng mình là nụ cười tươi rói thân thiện của một người dân tộc bản địa. Nét hồn hậu, hiền lành và hiếu khách của chị bộc lộ ngay từ giây đầu tiên, chị mời chúng mình vào nhà, tìm quần áo dân tộc cho mặc, để chuẩn bị cho 1 ngày dài theo chị lên núi, trèo đường núi 6km cực dốc và sình lầy, để tìm 30 loại lá thuốc về tắm.
Nói về trang phục địa phương nhìn có vẻ thô sơ nhưng lại vô cùng kì công, chị Châu có kể với mình:
Với chị Châu, học may vá còn khó hơn cả học chữ, 7-8 tuổi phải học, rồi thêu thùa suốt đến tận năm 18 tuổi lấy chồng, học theo bà và mẹ. Chị bắt đầu học thêu từ tay áo đến áo đôi đằng sau, được nhiều mảnh ghép thành 1 cái áo, mất khoảng 4 tháng, nếu chăm chỉ đấy nhá huhu. (lâu vl)
Có những người thêu 2 năm mới được 1 mảnh, có người con 2 tháng thêu đến lúc con lên 5 tuổi mới xong. (có vẻ giống mình kaka)
1 người phụ nữ Dao Đỏ sẽ có khoảng 2-3 bộ. Năm chuẩn bị lấy chồng thì phải ở nhà cả năm trước để thêu cho cả vợ và chồng. Giá 1 bộ là khoảng 6-8 triệu đồng/ bộ.
Quần áo truyền thống mặc cả ngày bình thường để giữ truyền thống bản sắc dân tộc. Áo, quần và quấn khăn đỏ để thể hiện bản sắc người Dao Đỏ. Quần áo đen được nhuộm bằng cây tràm, nhiều loại thuốc nhuộm suốt 20-25 ngày để có màu đen, rồi lại tiếp tục nhuộm lại với cây củ nâu.
>>> Xem thêm: Top 5+ danh lam thắng cảnh nổi tiếng tại Việt Nam
2. Tắm Lá Thuốc Người Dao Đỏ
Giá tắm lá thuốc người Dao Đỏ chính hiệu: 130K/thùng.
2.1 Công Dụng Của Tắm Lá Thuốc Người Dao Đỏ
– Các loại thảo dược có trong nước tắm giúp cơ thể lưu thông khí huyết, giảm nhức, phục hồi thể lực, giải độc, tránh được một số bệnh đau xương khớp, cao huyết áp, phong thấp.
-Đối với phụ nữ, nước tắm với các thành phần thảo dược sẽ giúp dưỡng da, làm đẹp da, giữ độ ẩm cho da, tái tạo, cải thiện làn da từ sâu bên trong. Đặc biệt đối với phụ nữ sau khi sinh, nước tắm này còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dich cơ thể, phòng được các bệnh nhiễm khuẩn sau sinh.
>>>> Xem thêm: Kinh Nghiệm Du Lịch Hà Khẩu Tự Túc – Công Viên Ánh Sáng Đẹp Tuyệt Vời
2.2 Những Lưu Ý Khi Tắm Lá Thuốc Người Dao Đỏ
-Không nên tắm lúc quá no hoặc quá đói, dễ say thuốc.
-Không nên rửa lại nước lạnh sau khi ra khỏi bồn, chỉ nên lau qua.
3. Review Chi Tiết Đi Tìm Lá Thuốc Của Người Dao
Một ngày theo chân người Dao đỏ lên rừng tìm 30 loại lá thuốc cổ truyền
Thay vì dừng chân ở thị trấn Sa Pa tắm lá thuốc người Dao đỏ tương truyền rất nhiều công hiệu như bao khách du lịch khác, chúng tôi vượt 12km đường đèo để vào tận bản Tả Phìn, theo chân người phụ nữ Dao đỏ suốt 1 ngày để lên rừng tìm hiểu về nguồn gốc của phương thuốc bí truyền này.
Hửng nắng sau những ngày mưa lũ và sạt lở, Sa Pa đón chúng tôi bằng cầu vồng sau mưa và những cây mận, cây lê trĩu quả nở rộ giữa miền sơn cước.
Cách không xa thị trấn, men theo sườn núi quanh co bên những thửa ruộng bậc thang nối tầng xếp lớp, chúng tôi vượt 12km đường đèo để tìm đến bản Tả Phìn – nơi có đông đảo người dân tộc Dao đỏ quần tụ và vẫn giữ nguyên được những phong tục truyền thống, rất đáng để du khách ghé tới.
Ngay trước cửa nhà, chị Phàn Phan Châu (38 tuổi, đội 4, thôn Sả Séng, Tả Phìn, Sapa) đã khiến những người khách phương xa vượt qua nhiều đường đèo hiểm trở thấy ấm lòng hơn cả bởi nụ cười tươi rạng rỡ, thân thiện chẳng khác nào đón người thân xa xứ về thăm quê.
Dù không phải người lớn tuổi ở bản nhưng chị Châu lại là người phụ nữ Dao đỏ được giải Nhất trong cuộc thi hiểu biết về lá thuốc cổ truyền. Đó cũng là lí do chúng tôi ghé thăm, theo chân chị lên rừng suốt 1 ngày để tìm về đúng nguồn cội của phương thức tắm lá thuốc nức tiếng khắp đất Sa Pa.
Chị Châu chia sẻ, từ rất lâu đời, người Dao đỏ đã biết dùng thuốc ở rừng để làm lá thuốc cổ truyền với tận 120 loại, nhưng mỗi nhà lại có cách dùng khác nhau.
Trong ngôi nhà gỗ, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những giỏ mây đựng đầy lá rừng dùng làm thuốc bán cho khách du lịch. Không phải ngẫu nhiên mà nó trở thành “đặc sản” của bản Tả Phìn, bởi qua rất nhiều đời truyền lại, người Dao đỏ vẫn luôn tự hào bởi lá thuốc của họ có thể trị được không ít bệnh mà đến thuốc Tây cũng phải bó tay.
Bắt nguồn từ việc chuyên dùng cho phụ nữ sau sinh dưỡng thai, lá thuốc cổ truyền của người Dao đỏ dần được hoàn thiện công thức để chữa ho, xương khớp, đau lưng, mệt mỏi…
Sẽ chẳng còn gì hạnh phúc bằng khi khám phá đường đèo suốt một ngày dài, du khách được thả mình tận hưởng cảm giác khoan khoái, thư giãn trong bồn tắm gỗ đầy ắp nước nóng, tỏa mùi hương lá rừng thơm nhẹ.
Nhưng để có được những nồi thuốc công hiệu ấy, với chị Châu hay bất cứ người dân nào người Dao đỏ cũng đều là một hành trình dài lên rừng tìm kiếm đầy vất vả, gian nan.
Khoác lên mình bộ trang phục người Dao đỏ được dệt thổ cẩm thủ công mang đậm sắc thái núi rừng hoang sơ, mà theo chị Châu có giá trị lên tới 6 triệu đồng, chúng tôi cùng chị đeo giỏ mây, hóa thân thành những cô gái bản lên rừng để tìm đủ 30 loại lá thuốc cổ truyền.
Sau đợt mưa, đất rừng trơn trượt, dẻo quánh như những cục đất sét, cây rừng mọc tươi tốt nhưng những vị thuốc quý thì lại chẳng dễ tìm. Ngọn núi phía trên hang Tả Phìn chỉ là núi “sơ cứu” của những người dân bản Dao đỏ khi cần tìm lá thuốc gấp.
Còn muốn có được những vị thuốc quý, những loại cây rừng nhiều công dụng, chị Châu và chồng vẫn thường phải đi bộ đường rừng 6-7km/ngày, mang về hơn 50kg lá cây để làm thuốc.
Theo bố mẹ lên rừng từ nhỏ, chị thuộc vanh vách tên và công dụng từng loại cây. Cũng có những loài cây nổi tiếng không được hái đó là lá ngón, hay cây sơn từng làm chị ngứa mấy lần nên đã biết cách, cứ gặp là tránh xa.
Chiếc giỏ mây nhỏ nặng dần theo bước chân của những kẻ lần đầu lên núi tìm về cội nguồn của những lá thuốc Dao đỏ, đủ 28 -30 loại lá cũng đã là ban trưa, chị Châu mới chịu cất lưỡi hái, vác gùi xuống núi.
Từ ngày làm quen với nghề du lịch, mở dịch vụ tắm lá thuốc người Dao phục vụ du khách trong và ngoài nước, chị Châu cũng như bao người phụ nữ khác đã quen với việc lần mò trong rừng, có khi phải ở lại qua đêm để sấy khô lá thuốc mới đem về nhà sử dụng.
Chị chia sẻ: “Lá thuốc thì trong rừng có sẵn, nhưng vị quý hiếm thì không phải lúc nào cũng tìm được, muốn để lâu phải đi hái trước nhiều ngày, băm nhỏ, phơi hoặc sấy thì để 1-2 năm cũng được”.
Cũng chính bởi có đồ dự trữ nên những ngày lễ Tết, 11 thùng lá thuốc của chị dù kín khách nhưng vẫn có đủ nguyên liệu để phục vụ du khách.
Những người khách nước ngoài lần đầu tắm lá thuốc của dân bản địa thì thích chí lắm, khen ngợi không ngớt những vị thuốc từ thiên nhiên làm con người ta sảng khoái, thư giãn tinh thần.
Cũng có những người dân miền xuôi lên đây lập nghiệp, không quen khí hậu và đường sá nên bị bệnh xương khớp, chỉ tắm 3 lần là đã khỏi hẳn những cơn đau.
Chị Châu còn hài hước kể: “Ngày chị đẻ đứa thứ hai, tắm 2 nồi xong 15 ngày sau có thể cõng con đi làm nương rẫy thoải mái. Khỏe như trâu vậy (cười)”.
Ấy vậy mà cũng có những người thể trạng yếu, ngâm mình chưa đến 15 phút đã ngất lịm trong bồn.
Đó là lí do chị Châu cứ đôn đáo mãi, không chỉ lặn lội lên rừng hái lá, ngồi băm chặt, đun nấu suốt vài tiếng bên chiếc lò lớn mới xây, đưa nước vào bồn cho khách, thỉnh thoảng chị vẫn trò chuyện với du khách qua bức rèm vì lo lắng người bên trong tỉnh hay mê.
Chị kể, hồi Tết mới xây lại được cái lò to để đun nước này, dẫn nước sạch từ đầu nguồn về, làm lại hệ thống nước bằng ống tre, mua củi từ bên ngoài về, coi như lấy công làm lãi.
11 thùng tắm lá thuốc quanh nhà là miếng cơm nuôi sống cả gia đình chị những ngày chưa vào mùa nương, để chị và cả những thế hệ người Dao đỏ sau này gìn giữ bản sắc tốt đẹp của dân tộc mình. Chu đáo, hồn hậu là thế nhưng cũng không ít lần chị Châu phải chịu cảnh bị khách “bùng”, vất vả lên rừng kiếm lá, nấu cả nồi nước to rồi chẳng thấy khách xuống nhà…
>>>> Xem thêm: Top 5 địa chỉ săn voucher du lịch giá rẻ tốt nhất hiện nay
Với việc tắm lá thuốc người Dao đỏ có nhiều hiệu quả trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, nhất là sức khỏe phụ nữ sau sinh, tắm thuốc lá người Dao đỏ được chúng tôi áp dụng vào các liệu trình spa kết hợp chăm sóc sức khỏe. Sau bài viết này bạn hãy nhanh tay book ngay cho mình 1 vé lên Sapa để tắm lá thuốc người Dao đỏ nhé. Chúc bạn có một chuyến du lịch Sapa với một trải nghiệm tắm lá thuốc truyền thống thật ý nghĩa!