Đông Nam Bộ là khu vực với nền kinh tế phát triển mạnh nhất cả nước. Bao gồm các tỉnh thành luôn dẫn đầu trong đóng góp GDP cho cả nước như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An. Để tìm hiểu sử phân bố về địa lý của các tỉnh thành trong khu vực. Chúng ta hãy xem qua và tìm hiểu thông qua bản đồ chung của vùng Đông Nam Bộ. Nào, hãy bắt đầu cùng tôi nhé.
MỤC LỤC
Những tiện ích không ngờ của bộ bản đồ hành chính Đông Nam Bộ
Nếu bạn là một sinh viên, giảng viên hay nghiên cứu sinh đang học về địa lý, lịch sử hoặc kinh tế hoặc bạn là một công chức, một nhà đầu tư đang muốn tìm hiểu về hành chính, kinh tế đất nước thì bạn không thể nào bỏ qua khu vực đồng bằng Đông Nam Bộ. Khu vực chiếm vị trí nhỏ nếu so với những vị trí khác của Việt Nam nhưng là đầu tàu cho nền kinh tế của cả đất nước. Không cần đến những quyển sách dày cộm, chỉ với tấm bản đồ, mọi thông tin của khu vực này như được bày hiện một cách rõ ràng, chi tiết và thật dễ dàng sử dụng cho bạn nghiên cứu, khám phá.
Bản đồ Đông Nam Bộ là tiện ích không thể thiếu nếu bạn thích du lịch khám phá núi sông
Địa hình của vùng Đông Nam Bộ:
Đông Nam Bộ gồm chỉ có 6 tỉnh thành là thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước. Địa hình đơn giản và có độ bằng phẳng cao. Điểm tương đồng của địa hình khu vực Đông Nam Bộ là địa hình vùng trung du. Khu vực thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương có độ cao là 1 m so với mực nước biển, địa hình bằng phẳng không núi đồi.
Khu vực Bà Rịa Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước và Đồng Nai có độ cao trung bình là 610 m so với mực nước biển, đa dạng địa hình hơn, có đủ đồi núi và đồng bằng. Địa hình cao nhất là ở tỉnh Tây Ninh, địa hình bị chia cắt, đa dạng nhất là ở tỉnh Bình Phước.
Về tài nguyên khoáng sản, khu vực đồng bằng Đông Nam Bộ không có tài nguyên gì đáng kể ngoài các loại đất, đất nông nghiệp hay các khoáng sản dùng cho vật liệu xây dựng, không có các mỏ kim loại hay đá quý.
Nhìn trên bản đồ Đông Nam Bộ, bạn sẽ thấy tài nguyên rừng của nơi này là không đáng kể. Ngược lại, do đặc thù trung tâm kinh tế với nhiều khu công nghiệp mọc lên, mật độ giao thông dày đặc khiến cho vùng này bị ô nhiễm nhất cả nước. Vùng đô thị hay bị ngập lụt chỉ vì mưa do không có cây giữ lại.
Thêm các kiến thức về du lịch, địa lý, mật độ dân số, dân cư, diện tích. Tham khảo thêm tại đây: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%B4ng_Nam_B%E1%BB%99_(Vi%E1%BB%87t_Nam)
Bản đồ Đông Nam Bộ còn thể hiện các nhánh sông của khu vực, thể hiện qua màu xanh nhạt. Toàn khu vực có 4 hệ thống sông lớn là sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Thị Vải, sông Bé. Trong đó, 3 con sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Thị Vải có vai trò trong giao thông đường thủy, vận chuyển hàng hóa. Sông Sài Gòn còn có ý nghĩa đóng góp về mặt đô thị, các dự án bất động sản phát triển dọc theo sông này và đóng góp không nhỏ cho ngành du lịch. Sông Bé thì có nhiều thác nước và chảy mạnh nên có nhiều khu nhà máy thủy điện tại con sông này như thủy điện Cần Đơn, thủy điện Thác Mơ.
Đặc biệt, địa hình của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có bờ biển tại thành phố Vũng Tàu. Vì thế nên thành phố này đã tận dụng cơ hội để phát triển du lịch biển, khai thác dầu mỏ, đánh bắt cá với lượng hải sản phong phú và giao thông vận tải đường biển.
Tìm hiểu về kinh tế vùng Đông Nam Bộ
Quan sát bản đồ kinh tế Đông Nam Bộ, bạn thấy diện tích của khu vực nhỏ so với những khu vực khác như miền Tây Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Bắc Bộ, cũng không có nhiều tài nguyên nhưng mật độ dân số cao và là đầu tàu cho nền kinh tế đất nước. Nền kinh tế của khu vực tập trung tại 4 trung tâm kinh tế sau:
Thành phố Hồ Chí Minh: mang tên cũ là Sài Gòn trước đây, chỉ mới thành lập hơn 300 năm nhưng nay đã là trung tâm kinh tế, tài chính, du lịch, giáo dục, khoa học kỹ thuật và y tế hàng đầu cả nước. Không chỉ là thành phố đại diện của Việt Nam mà còn là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á khi ngoại giao với thế giới.
Tỉnh Đồng Nai: Một tỉnh nằm ở đầu khu vực Đông Nam Bộ được xem là trung tâm công nghiệp của toàn khu vực. Trong đó ba huyện Nhơn Trạch, Trảng Bom, Long Thành tập trung nhiều khu công nghiệp nhất. Rất nhiều dự án công nghiệp lớn đang được đầu tư tại 3 huyện này và sẽ kéo theo sự phát triển về đô thị hóa, hiện đại hóa.
Tỉnh Bình Dương: được xem là tỉnh thu hút nguồn vốn nước ngoài năng động, cũng là một trung tâm công nghiệp với nhiều khu công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nơi phát triển nhất gồm thị xã Thuận An, Bến Cát, Tân Uyên, Dĩ An và thành phố Thủ Dầu Một.
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: điểm nổi bật của nền kinh tế Vũng Tàu là phát triển du lịch biển với thành phố biển Vũng Tàu và là nơi khai thác dầu khí trọng điểm. Ngoài ra, thành phố Vũng Tàu còn là nơi vận chuyển hàng hóa với cảng biển lớn, kèm theo các ngành thủ công mỹ nghệ, đánh bắt cá biển. Các huyện còn lại của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu phát triển các khu công nghiệp.
Bốn tỉnh thành được xem là khu tứ giác kinh tế của cả Việt Nam. Vì thế cho nên trong tương lai sẽ tập trung nâng cấp giao thông, mở ra những tuyến đường mới, đặc biệt là những tuyến đường giao thông công nghệ cao. Do đó, trong tương lai, bản đồ Đông Nam Bộ sẽ được thay đổi rất nhiều và bạn phải cập nhật liên tục.
Sơ qua những thông tin về phân bố địa lý cũng như hình ảnh bản đồ của các tỉnh thành trong vùng Đông Nam Bộ. Chúng ta có thể có một cái nhìn tổng quan và khái quát về địa hình của các tỉnh. Nếu bạn là một người đam mê nghiên cứu về khu vực này, hoặc là học sinh, sinh viên muốn nghiên cứu về chuyên ngành địa lý. Bạn hãy tìm đến một cửa hàng bán bản đồ khổ lớn, để mua cho mình một tấm bản đồ giấy. Nó sẽ thuận tiện hơn cho bạn trong việc tìm kiếm tra cứu thông tin, hoặc cần thiết có những ghi chú trực tiếp lên bản đồ. Để tìm cửa hàng bán bản đồ.